BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 46/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ; LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ; VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG; GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tải trọng khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe gồm trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

2. Tải trọng trục xe là tổng trọng lượng của xe phân bố trên mỗi trục xe hoặc cụm trục xe.

3. Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là kích thước bao ngoài giới hạn về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.

4. Xe bánh xích là loại xe máy chuyên dùng tự hành di chuyển bằng bánh xích, khi tham gia giao thông trên đường bộ, răng xích có thể gây hư hỏng mặt đường, lề đường.

5. Tổ hợp xe bao gồm một xe thân liền kéo một rơ moóc hoặc một xe đầu kéo kéo một sơmi rơ moóc.

6. Rơ moóc một cụm trục là rơ moóc chỉ có một cụm trục được bố trí tại khu vực giữa chiều dài của rơ moóc.

7. Rơ moóc nhiều cụm trục là rơ moóc có một trục trước hoặc một cụm trục trước được kết nối với thanh kéo và một trục sau hoặc một cụm trục sau.

8. Hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) là hàng dạng kiện còn nguyên kẹp chì, niêm phong của cơ quan hải quan, an ninh, quốc phòng hoặc là tổ hợp cấu kiện, thiết bị, máy móc nếu tháo rời, chia nhỏ sẽ bị hư hỏng hoặc thay đổi công năng.

9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ; CÔNG BỐ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ

Điều 4. Tải trọng của đường bộ

1. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

2. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.

3. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Điều 5. Khổ giới hạn của đường bộ

1. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

2. Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.

3. Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.

Điều 6. Công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của quốc lộ; cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

3. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 7. Điều chỉnh công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm).

2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

3. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

4. Các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của các đoạn tuyến đường bộ trong phạm vi quản lý; đồng thời gửi số liệu về Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốclộ) để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm).

5. Cầu trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ đã được công bố nhưng chưa được cải tạo, nâng cấp đồng bộ với tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố, cơ quan quản lý đường bộ phải đặt biển báo hiệu giới hạn tải trọng, khổ giới hạn thực tế của cầu.

Điều 8. Lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thỏa mãn điều kiện về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố và các quy định về giới hạn xếp hàng hóa tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này được lưu hành bình thường trên các tuyến, đoạn tuyến đã công bố.

2. Trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ khác ngoài danh mục được công bố về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn cho phép của đường bộ, tốc độ, khoảng cách giữa các phương tiện khi lưu hành trên đường bộ.

3. Trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng không thể tháo rời hoặc lưu hành phương tiện có tổng trọng lượng, kích thước vượt quá tải trọng hoặc khổ giới hạn của đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE BÁNH XÍCH LƯU HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 9. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

1. Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

3. Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.

Điều 10. Quy định về xe bánh xích tham gia giao thông trên đường bộ

Xe bánh xích tham gia giao thông trên đường bộ phải thực hiện các biện pháp bắt buộc như lắp guốc xích, rải rấm đan, ghi chép hoặc biện pháp khác để bảo vệ mặt đường bộ.Trường hợp không thực hiện các biện pháp bắt buộc nêu trên, xe bánh xích phải được chở trên các phương tiện vận tải khác.

Điều 11. Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ

1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:

a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Chương IV

VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 12. Quy định về hàng siêu trường, siêu trọng

1. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

2. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

Điều 13. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module  tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

Điều 14. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

4. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

Chương V

GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 15. Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ

1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.
 
Điều 16. Giới hạn tải trọng trục xe

1. Trục đơn: tải trọng trục xe  10 tấn.

2. Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

a) Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;

b) Trường hợp 1,0 mét  d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe  16 tấn;

c) Trường hợp d  1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.

3. Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:

a) Trường hợp d  1,3 mét, tải trọng cụm trục xe  21 tấn;

b) Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe  24 tấn.

Điều 17. Giới hạn tổng trọng lượng của xe

1. Đối với xe thân liền có tổng số trục:

a) Bằng hai, tổng trọng lượng của xe  16 tấn;

b) Bằng ba, tổng trọng lượng của xe  24 tấn;

c) Bằng bốn, tổng trọng lượng của xe  30 tấn;

d) Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng:

- Nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, tổng trọng lượng của xe  32 tấn;

- Lớn hơn 7 mét, tổng trọng lượng của xe  34 tấn.

2. Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục:

a) Bằng ba, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  26 tấn;

b) Bằng bốn, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  34 tấn;

c) Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:

- Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  38 tấn;

- Lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  42 tấn.

d) Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:

- Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  40 tấn; trường hợp chở một container, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  42 tấn;

- Lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  44 tấn;

- Lớn hơn 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  48 tấn.

3. Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc: tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của xe được quy định tại khoản 1 Điều này) và tổng tải trọng các trục xe của rơ moóc được kéo theo (tương ứng với tải trọng trục xe được quy định tại Điều 16), cụ thể như sau:

a) Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  45 tấn;

b) Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe  45 tấn.

4. Đối với trường hợp tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc (quy định tại khoản 2 Điều này) nhưng có khoảng cách tính từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc < 3,2 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc nhỏ hơn 3,7 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc nhỏ hơn 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe phải giảm 2 tấn trên 1 mét dài ngắn đi.

5. Đối với xe hoặc tổ hợp xe có trục phụ (có cơ cấu nâng, hạ trục phụ), tổng trọng lượng của xe hoặc tổ hợp xe được xác định theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này tương ứng với tổng số trục xe thực tế tác dụng trực tiếp lên mặt đường khi lưu thông trên đường bộ.

Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:

a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;

b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;

c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất củamặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.

4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

...

Lưu ý: Cột Ghi chú ghi cụ thể loại phương tiện đã cấp có:

- Kích thước bao ngoài gồm: xe + hàng (dài, rộng cao);

- Khối lượng toàn bộ gồm: xe + hàng.

- CQCP: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ.

Thủ trưởng cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe 
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)